728x90 AdSpace

Tin mới
Thứ Tư, 11 tháng 3, 2015

Chất nhũ hóa và chất làm đặc



Hiểu rõ khái niệm, nguyên lý, tính chất là một trong những bước đầu tiên nhập môn, không phải ai cũng có khả năng không cần thông qua những khái niệm, nguyên lý, tính chất mà tự dưng làm được mọi thứ trong 1 lĩnh vực lạ hoắc cả.

Rất nhiều bạn trẻ khi lần đầu chạm ngõ mỹ phẩm handmade lạ lẫm với các khái niệm, bạn có thể hiểu dầu dừa, dầu Hướng Dương, dầu Cám gạo là gì? Sáp ong là gì? …vì những cái đó nhìn ảnh thực sản phẩm là có thể hiểu phần nào rồi, còn chất nhũ hóa và chất làm đặc là gì? Sẽ không ít bạn lấn cấn và nhầm lẫn thậm chí nghĩ chất nhũ hóa và chất làm đặc là một! Không phải, không hề có chuyện đó nhé, chất nhũ hóa là kết hợp 2 chất không cùng 1 dạng hòa thành 1 dạng, chất làm đặc là giúp hỗn hợp đặc lên.



  • Chất nhũ hóa: Mỹ phẩm dạng nhũ chiếm một phần rất lớn và đa dạng trên thị trường hiện nay. Chất nhũ hóa cho phép phân tán hiệu quả các hoạt chất có đặc tính tan khác nhau thành một sản phẩm đồng nhất. Có thể bản thân sản phẩm là dạng nhũ như các loại cream, lotion… hoặc trong sản phẩm có mặt của chất nhũ hóa để tăng cường các quá trình khác. Chất nhũ hóa được định nghĩa là một hệ hai pha chứa hai chất lỏng không tan lẫn vào nhau. Trong đó, một pha phân tán trong pha còn lại dưới dạng những giọt hình cầu thường có đường kính trong khoảng 0.2÷50 mm. Đặc trưng chung của các hệ nhũ trong mỹ phẩm là phải có một pha háo nước và một pha háo dầu. Khi pha háo nước (hay pha phân tán, pha nội) phân tán trong pha háo dầu (hay pha liên tục, pha ngoại), ta có nhũ W/O và ngược lại, ta có nhũ O/W. Ngoài ra, trong mỹ phẩm còn có thêm các dạng nhũ kép W/O/W hoặc O/W/O.Tùy vào thành phần tương đối giữa hai pha mà sản phẩm nhũ có các tên gọi khác nhau (cream, lotion, ointment). Trong đó, dạng lotion có độ nhớt thấp đến trung bình, dạng cream và dạng gel có độ nhớt cao hơn dạng lotion.Tùy theo mục đích sử dụng mà sản phẩm dạng nhũ được phối ở độ nhớt thích hợp. Ví dụ như kem giữ ẩm toàn thân thường ở dạng lotion. Mỹ phẩm dạng nhũ thuận tiện và tạo cảm giác dễ chịu khi sử dụng khi so sánh với các hệ dầu không nước khác. Ngoài ra, sản phẩm dạng này còn tạo hiệu quả thị giác và hấp dẫn người tiêu dùng.



Nói cách đơn giản nhất chất nhũ hóa chính là chất kết hợp nước và dầu lại với nhau. Nước cất và dầu Hạnh Nhân sẽ không thể nào tự tan vào nhau, tụi nó sẽ tách ra 2 lớp dầu trên nước dưới.



Ok, chúng cần chất xúc tác, và đó chính là chất nhũ hóa. Chất nhũ hóa đóng vai trò quan trọng trong việc kéo chúng nó hòa tan lại với nhau tạo thành 1 thể thống nhất với nhau.



Chất nhũ hóa có nhiều dạng, nhiều hình thể tùy nhu cầu người sử dụng, ví dụ như làm kem dưỡng da bạn có thể dùng sáp nhũ hóa polawax hoặc sáp nhũ hóa span để nước cất – dầu sệt lại, màu đục đi thanh kem bôi da với tỷ lệ thích hợp. Còn nếu bạn muốn làm nước hoa xịt phòng thì không thể nào dùng sáp nhũ hóa được, dùng sáp như thế nước hoa bạn sẽ sệt lại như kem, bạn phải dùng chất nhũ hóa khiến dầu và nước hòa vào với nhau nhưng chúng vẫn ở thể nước như PEG 40.
  • Chất làm đặc: Là một hay một nhóm chất mà khi đưa vào mỹ phẩm với một lượng rất nhỏ, chúng có thể làm cho độ nhớt của những mỹ phẩm này tăng lên mà không làm thay đổi tính chất đặc trưng vốn có của sản phẩm như màu, mùi, vị,… Ngoài ra, giúp nhũ hóa tương ổn định, không bị tách lớp, thành phẩm sẽ có dạng gel rất dễ chịu. Sử dụng trong các sản phẩm cho thành phần chủ yếu là nước.


Hãy hình dung đơn giản! Chất nào làm cho sản phẩm của bạn đặc lên được gọi là chất làm đặc, sáp ong, stearic axit …là những ví dụ điểm hình. Tỷ lệ chất làm được được phối vô công thức sẽ tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng sản phẩm, nếu làm kem mà hỗn hợp loãng quá sẽ thành lotion và ngược lại.



Nguồn: Pimichi.com



  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.

Item Reviewed: Chất nhũ hóa và chất làm đặc Rating: 5 Reviewed By: Unknown